Tuyên truyền bênh dại chó trên địa bàn xã Nhân Thành
Admin Nhân Thành
2024-06-19T03:08:09-04:00
2024-06-19T03:08:09-04:00
https://nhanthanh.yenthanh.nghean.gov.vn/van-hoa-xa-hoi/tuyen-truyen-benh-dai-cho-tren-dia-ban-xa-nhan-thanh-92.html
/themes/bcb-hungtan/images/no_image.gif
Trang thông tin điện tử xã Nhân Thành - huyện Yên Thành - Nghệ An
https://nhanthanh.yenthanh.nghean.gov.vn/uploads/logo_4.png
Thứ hai - 17/06/2024 04:09
Tuyên truyền bênh dại chó trên địa bàn xã Nhân Thành
Bài tuyên truyền về công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại
cho đàn chó năm 2024 xã Nhân Thành
Kính thưa quý vị bà con và các bạn
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó, mèo) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Trên địa bàn huyện Yên Thành, từ ngày 25/5/2024 đến ngày 26/05/2024 ở xóm Lạc Thành, xã Hùng Thành xuất hiện 2 con chó (vô chủ) vào nhà dân cắn người và cắn đàn chó khác. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm đã có kết quả dương tính với vi rút Dại tại phiếu trả kết quả xét nghiệm số 3310/CĐ-XN ngày 29/05/2024 của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương.
Ngày 03/6/2024 xảy ra vụ chó lạ cắn đàn chó nuôi của gia đình tại tổ liên gia Làng mới xóm Đồng Luốc và ngày 08/6/2024 chó lạ vào cắn đàn chó nuôi của các gia đình và cắn cháu Ngô Ánh Ngọc 3 tuổi, tổ liên gia Ồ Ô – xóm Sao Vàng. Cả hai con chó đã bị chết sau đó.
Ngày 09/6/2024, trên địa bàn xã Hoa Thành cũng xảy ra chó dại cắn liên tiếp 4 người, chó chết sau khi cắn người 01 ngày và đã có kết quả dương tính với bệnh dại theo phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 3813CĐ-XN ngày 14/6/2024 của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương.
Riêng trên địa bàn xã Nhân Thành, từ tháng 5/2023 đến tháng 11/2023 có 3 trường hợp ở xóm Văn Hội, Nhân Tiến, Nam Giang nghi chó dại cắn phải đi tiêm phòng bệnh Dại.
Hiện nay, tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn chó. Khi đàn chó được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễm dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe con người. Việc chấp hành tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó là quy định bắt buộc của nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức chăn nuôi.
Làm gì khi bị động vật cắn (động vật dại, nghi dại, động vật không rõ tiền sử tiêm ngừa dại) ?
Khi bị chó mèo cắn, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây để phòng ngừa lây nhiễm vi rút bệnh dại:
- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.
- Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.
- Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết…, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Dự phòng trước phơi nhiễm: áp dụng cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, kiểm lâm, người nuôi dạy thú, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm: nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cào/cắn
Lịch tiêm chủng cho từng trường hợp sẽ được tư vấn bởi bác sĩ tại cơ sở tiêm chủng.
Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó.
Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả bệnh Dại trên đàn chó và thực hiện nghiêm công văn số 1319/QĐ- UBND ngày 03 tháng 06 năm 2024 của UBND huyện Yên Thành về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh Dại động vật, công văn số 1400/QĐ- UBND ngày 11 tháng 06 năm 2024 của UBND huyện Yên Thành về việc triển khai một số biện pháp cấp bách về phòng chống bệnh Dại động vật, đồng thời việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có nuôi chó; Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở đàn chó trên địa bàn xã sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y được quy định tại điều 7 Nghị định 90/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ, và Nghị định 04/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/NĐ-CP, cụ thể như sau :
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
- Phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 2000.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.
Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình mình; Chú ý theo dõi thông báo về lịch tiêm phòng của xóm để chủ động có mặt ở nhà nhốt, bắt giữ gia súc, đàn chó phục vụ cho công tác tiêm phòng bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.
Căn cứ theo Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc người nuôi chó phải có trách nhiệm quản lý như sau:
- Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó theo quy định của pháp luật về thú y.
- Khi nghi ngờ chó có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.
- Trường hợp chó tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Một số khuyến cáo để phòng chống bệnh dại trong cộng đồng:
-Người dân nếu nuôi chó, mèo phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo hướng dẫn của Thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo đặc biệt là khi chúng đang ăn.
- Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
- Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần (ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.
- Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.
- Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.
Bài tuyên truyền về công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại
cho đàn chó năm 2024 xã Nhân Thành
Kính thưa quý vị bà con và các bạn
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó, mèo) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Trên địa bàn huyện Yên Thành, từ ngày 25/5/2024 đến ngày 26/05/2024 ở xóm Lạc Thành, xã Hùng Thành xuất hiện 2 con chó (vô chủ) vào nhà dân cắn người và cắn đàn chó khác. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm đã có kết quả dương tính với vi rút Dại tại phiếu trả kết quả xét nghiệm số 3310/CĐ-XN ngày 29/05/2024 của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương.
Ngày 03/6/2024 xảy ra vụ chó lạ cắn đàn chó nuôi của gia đình tại tổ liên gia Làng mới xóm Đồng Luốc và ngày 08/6/2024 chó lạ vào cắn đàn chó nuôi của các gia đình và cắn cháu Ngô Ánh Ngọc 3 tuổi, tổ liên gia Ồ Ô – xóm Sao Vàng. Cả hai con chó đã bị chết sau đó.
Ngày 09/6/2024, trên địa bàn xã Hoa Thành cũng xảy ra chó dại cắn liên tiếp 4 người, chó chết sau khi cắn người 01 ngày và đã có kết quả dương tính với bệnh dại theo phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 3813CĐ-XN ngày 14/6/2024 của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương.
Riêng trên địa bàn xã Nhân Thành, từ tháng 5/2023 đến tháng 11/2023 có 3 trường hợp ở xóm Văn Hội, Nhân Tiến, Nam Giang nghi chó dại cắn phải đi tiêm phòng bệnh Dại.
Hiện nay, tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn chó. Khi đàn chó được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin sẽ tạo miễm dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe con người. Việc chấp hành tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó là quy định bắt buộc của nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức chăn nuôi.
Làm gì khi bị động vật cắn (động vật dại, nghi dại, động vật không rõ tiền sử tiêm ngừa dại) ?
Khi bị chó mèo cắn, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây để phòng ngừa lây nhiễm vi rút bệnh dại:
- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.
- Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.
- Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết…, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Dự phòng trước phơi nhiễm: áp dụng cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, kiểm lâm, người nuôi dạy thú, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm: nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cào/cắn
Lịch tiêm chủng cho từng trường hợp sẽ được tư vấn bởi bác sĩ tại cơ sở tiêm chủng.
Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó.
Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả bệnh Dại trên đàn chó và thực hiện nghiêm công văn số 1319/QĐ- UBND ngày 03 tháng 06 năm 2024 của UBND huyện Yên Thành về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh Dại động vật, công văn số 1400/QĐ- UBND ngày 11 tháng 06 năm 2024 của UBND huyện Yên Thành về việc triển khai một số biện pháp cấp bách về phòng chống bệnh Dại động vật, đồng thời việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có nuôi chó; Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở đàn chó trên địa bàn xã sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y được quy định tại điều 7 Nghị định 90/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ, và Nghị định 04/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/NĐ-CP, cụ thể như sau :
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
- Phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 2000.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.
Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình mình; Chú ý theo dõi thông báo về lịch tiêm phòng của xóm để chủ động có mặt ở nhà nhốt, bắt giữ gia súc, đàn chó phục vụ cho công tác tiêm phòng bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định.
Căn cứ theo Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc người nuôi chó phải có trách nhiệm quản lý như sau:
- Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó theo quy định của pháp luật về thú y.
- Khi nghi ngờ chó có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.
- Trường hợp chó tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Một số khuyến cáo để phòng chống bệnh dại trong cộng đồng:
-Người dân nếu nuôi chó, mèo phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo hướng dẫn của Thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo đặc biệt là khi chúng đang ăn.
- Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
- Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần (ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.
- Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.
- Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.