Trung tâm y tế Yên Thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trạm y tế xã Nhân Thành Độc Lập- Tự do- Hạnh Phúc
Bài truyền thông của trạm y tế xã
về an toàn thực phẩm trong mùa hè
Vừa qua trên địa bàn huyện đã xảy ra vụ ngộ độc lớn tại công ty may MLB thị trấn Yên Thành dẫn đến gần 200 công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn trưa tại bếp ăn nhà máy.Vụ ngộ độc đã ảnh hưởng đến sức khỏe ,tinh thần và kinh tế của người dân..
Tiết trời nóng trong mùa hè là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.
Một thực tế đáng lo ngại là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) hiện nay những người trực tiếp chế biếnthức ăn và ngay cả người tiêu dùng hầu như đều thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo VSATTP. Thêm vào đó, thức ăn không rõ nguồn gốc; quán xá nằm ở vỉa hè, sát đường giao thông, nếu bụi, nấm mốc và khí thải như xăng dầu nhiễm vào thực phẩm thì nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao
Trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình thường dùng một lượng lớn thực phẩm gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, quả đến các loại đồ ăn chế biến sẵn dễ gây ra các bệnh như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp….Do đó để đảm bảo sức khỏe tốt cho bản thân,gia đình và cộng đồng . Mổi người dân chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau :
1. Chọn thực phẩm tươi an toàn: Rau củ quả phải tươi, không bị giập nát hoặc thối. Thịt phải tươi ngon, không có mùi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới 70oc.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc.
5. Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. Nếu bạn bị nhiễm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… đó là những cách bảo vệ tốt nhất.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống.
Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội./.
Nhân Thành ,ngày 29 tháng 5 năm 2024
Trạm y tế xã